Cám dỗ lợi ích


Khó có ai nói không với lợi ích cả, cái để quyết định về uy tín trong mỗi con người không nằm hoàn toàn ở phẩm chất mà nằm ở sự an toàn và hạn mức lợi ích. 

Cùng một giá trị lợi ích, nếu đảm bảo sự an toàn ,người ta sẽ rất khó có thể từ chối nó. 

Nếu có nguy cơ rủi ro cao với cùng một giá trị lợi ích đó, người ta sẽ có 50% do dự và 50% đồng ý.

50% do dự đó chính là nhu cầu an toàn cho lợi ích đó và có cả một phần nhỏ của sự tử tế. 

Nhu cầu tiếp nhận lợi ích gần như là bản năng của con người,  chẳng có phép tính nào có thể giúp ta nhìn ra một người nhất định nói không với lợi ích an toàn cả. 

Ta chỉ có thể chia ra hai loại đơn giản nhất để đánh giá , đó là nhu cầu lợi ích chủ động và nhu cầu lợi ích bị động. 



Câu chuyện kể về thời xa xưa ở một vùng quê nghèo dưới thời đại được gọi là thời “hoàng kim”. Con người sống yêu thương chan hòa và không hề tham lam dối trá.Có hai người nông dân tên A và B ở gần nhau, vào một ngày kia người nông dân tên A bán lại mảnh đất cho người kia với giá hai lượng bạc. Việc mua bán tiến hành thuận lợi và đến mùa gieo hạt, người nông dân tên B bắt đầu canh tác trên mảnh đất mới. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu như người nông dân tên B không đào được một hũ vàng trong lúc cày ruộng. Khi phát hiện ra hũ vàng, người nay ngay lập tức gọi người nông dân tên A đến để trả lại hũ vàng và nói: Mảnh đất này tôi mua từ anh, hũ vàng này chắc chắn thuộc về anh nên tôi trả lại anh.Người nông dân tên A một mực từ chối : sao lại là của tôi được ? tôi đã bán mảnh đất cho anh thì nó phải thuộc về anh chứ ! Hai người đều giữ lấy cái lý riêng và cuối cùng đành phải đến gặp quan huyện để phân xử. Quan huyện cũng khó xử với ý kiến của mỗi bên đều có lý nên đành cho bãi đường để hôm sau xét xử tiếp. Tối hôm đó, sau khi từ nha môn trở về, hai người nông dân và cả vị quan huyện kia cũng đều trằn trọc không ngủ được, vì vẫn nghĩ đến chuyện chưa xử xong. Nhưng điều quan trọng nhất là họ đã thay đổi suy nghĩ về việc ai là người đáng được nhận hũ vàng kia. Người nông dân tên A thì bắt đầu cho rằng : vốn dĩ hũ vàng nên thuộc về anh ta vì nó nằm trên mảnh đất của anh ta trước khi bán nó cho người kia. Người nông dân tên B cũng thay đổi ý nghĩ, anh ta thấy rằng đã bỏ tiền ra mua miếng đất thì tất nhiên số vàng đó thuộc về anh ta mới là đúng. Vị quan huyện thì cũng nhận định rằng hũ vàng đó nên thuộc về ông ta, vì hai người nông dân kia không ai nhận cả. Hơn nữa ông ta phụ trách cai quản cái huyện này thì lẽ dĩ nhiên ông ta phải là người đáng được nhận nó. Thế là hôm sau, một buổi xét xử đã diễn ra theo một chiều hướng khác hẳn với ngày hôm trước. Mọi người tranh dành nhau để nhận lấy cái hũ vàng kia cho riêng mình. Và cũng chính sau ngày hôm đó, một thời đại “hoàng kim” đã hoàn toàn biến mất. Đến nay, ta chỉ còn có thể nghe lại qua những câu truyện cổ tích mà thôi. Chúng ta tạm không xét về sự chính xác của câu chuyện, nhưng hãy ngẫm nghĩ về ý nghĩa sâu xa của nó. Con người có thể làm được tất cả, từ sự tử tế cho đến điều bại hoại. Nguồn cơ cũng chỉ xuất phát từ lòng tham và sự ích kỷ. Vì thế , đem một điều tốt đến với xã hội này sẽ luôn là điều mà mỗi chúng ta đều nên làm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét